Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ blog khác nhau trên internet. Mỗi dịch vụ có điểm mạnh yếu riêng. Tùy theo mục đích, túi tiền, khả năng và số đông người dùng bạn có thể lựa chọn cho mình một dịch vụ blog tương ứng. Bài viết này chủ yếu phân tích điểm mạnh và yếu của Google Blogger, giúp bạn có thêm cái nhìn tổng thể so sánh với dịch vụ mà mình đang dùng.
Điểm mạnh:
- Hoàn toàn miễn phí, lưu trữ trên máy chủ rất mạnh của Google bảo đảm blog của bạn dễ dàng truy xuất bất kỳ lúc nào. Khi có vấn đề bạn sẽ được thông báo cụ thể tại http://status.blogger.com.
- Nhanh chóng được đánh chỉ mục vào bộ máy tìm kiếm số một thế giới và bài viết dễ dàng được tìm thấy trên công cụ này, mới đây là trên công cụ tìm kiếm blog: Google BlogSearch.
- Giao diện cài đặt hỗ trợ tiếng Việt. Ngôn ngữ không còn là rào cản trong việc tiếp cận và sử dụng hết tính năng của Blogger đối với người dùng Việt Nam.
- Tiện ích phong phú, đáp ứng tối đa nhu cầu người dùng. Hiện tại Blogger có 16 tiện íchvà 3 tiện ích mới sắp sửa trình làng.
- Cá nhân hóa tối đa và kiểm soát hoàn toàn giao diện, nội dung xuất hiện trên blog khi làm chủ mã nguồn.
- Không giới hạn băng thông (bandwidth) hàng tháng.
- Không giới hạn số blog cho một tài khoản.
- Không giới hạn số bài đăng cho một blog.
- Không giới hạn kích thước cho một bài đăng (post).
- Không giới hạn số nhận xét (comments).
- Không giới hạn số thành viên cùng làm một blog.
- Có thể nhúng các đoạn mã JavaScript quảng cáo, đặc biệt tích hợp với chương trình kiếm tiền trên mạng nổi tiếng Google AdSense thông qua tiện ích Adsense.
- Có thể dùng tên miền riêng bằng cách thay đổi CName trên máy chủ quản lý tên miền. Blog sẽ có địa chỉ như một website! (Blog của tôi chẳng hạn :-)) !). Ngoài ra bạn cũng có thể dùng subdomain (tên miền con) để tạo blog. Những nhà cung cấp tên miền nhưgodaddy.com cho phép sử dụng 90 tên miền con với chỉ một tên miền chính và như vậy bạn có thể tạo ... 91 blog khác nhau (90 tên miền con: abc.yourdomain.com + 1 tên miền chính: www.yourdomain.com)!
- Chỉ cần có tài khoản Gmail, bạn có thể dùng Blogger chung với nhiều vụ nổi tiểng khác của Google: Talk (Trình tán gẫu trực tuyến, giống như Yahoo! Messenger,…), Reader (Công cụ đọc tin RSS trực tuyến), Picasa Web Albums (Kết hợp với phần mềm Picasa để lưu trữ, quản lý ảnh trực tuyến), Orkut (Mạng xã hội ảo), Docs (Dịch vụ xử lý văn bản, bảng tính và trình diễn trực tuyến, như Microsoft Offices trên Windows), Pages (Dịch vụ tạo web), ... Nếu dùng tài khoản Google (tài khoản này có thể đăng ký bằng bất kỳ địa chỉ email nào), bạn không sử dụng được với các dịch vụ riêng rẻ như Gmail, Talk,…
Điểm hạn chế:
- Giới hạn 1 MB cho một trang (trang đầu tiên và trang lưu trữ).
- Giới hạn 50 post mỗi ngày, nếu đăng hơn số này bạn phải nhập mã kiểm tra.
- Giới hạn 300 MB lưu trữ hình ảnh khi đăng hình thông qua Blogger, Picasa, hay Hello(dịch vụ chia sẻ ảnh thông qua Google Picasa). (Tin vui: Blogger đã cho bạn lưu đến 1 GB hình ảnh.)
- Miêu tả blog (Blog Description) giới hạn dưới 500 ký tự.
- Thông tin giới thiệu (About Me) giới hạn dưới 1200 ký tự.
- Thông tin về những việc ưu thích và mối quan tâm trên hồ sơ (Profile Interests and Favorites) giới hạn dưới 2000 ký tự cho mỗi khung khai báo.
(Thật ra ít khi nào bạn vượt các ngưỡng trên, các giới hạn này xem ra không phải là mối bận tâm lớn)
- Thiếu một công cụ kế nối với người dùng khác cùng mạng (như Yahoo! 360).
- Số template không nhiều và được thiết đẹp (như WordPress).
- Người dùng muốn cá nhân hóa cần phải biết một ít kiến thức về CSS, XML và HTML.
- Không truy cập được blog do một số nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP: Internet Service Provider) Việt Nam sử dụng bộ lọc hạn chế (Blog có tên miền riêng khắc phục được hạn chế này).
Nhìn chung bạn là người có kiến thức tin học, muốn thoải mái xây dựng một ngôi nhà chuyên nghiệp và không phải mất nhiều thời gian để xây dựng website, thuê dịch vụ lưu trữ (hosting): Hãy chọn Blogger!
Nếu bạn muốn trở thành một blogger chuyên nghiệp, hãy đầu tư một khoản ban đầu mua tên miền và thuê dịch vụ lưu trữ, WordPress – phần mềm mã nguồn mở sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP và hệ cơ sở dữ liệu MyQSL, với nhiều plugin, theme phong phú là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên hướng đi này chưa được nhiều người Việt Nam quan tâm có chăng các công ty dùng WordPress làm blog công ty tích hợp trong một phần trang web của họ.
Cám ơn bạn đã gắn bó với Thủ Thuật Blog thời gian qua. Năm 2007 sắp qua, năm mới lại đến, chúc bạn và gia đình dồi dào sức khỏe, hưởng một mùa xuân đầm ấm an khang thịnh vượng - vạn sự như ý.
Nguồn : thuthuatblog